Lượt xem: 805

Ngành Công thương thực hiện tốt phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng, phát triển”

Sáng ngày 9/1, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 ngành Công thương. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng lãnh đạo Bộ Công thương và các bộ, ban, ngành Trung ương.

 


Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: H.LAN

 

    Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng có các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vương Quốc Nam – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Văn Chiêu – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương cùng đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh và đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

    Quán triệt phương châm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng, phát triển”, trong năm 2021 mặc dù chịu tác động nặng nề của COVID-19 nhưng với nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành, cùng với sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các địa phương và đặc biệt là sự nỗ lực, chủ động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, ngành Công thương đã vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2021.

    Sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì và giữ nhịp độ tăng trưởng. Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,8%. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (3,36%) và cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (2,58%). Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 336,25 tỉ USD, tăng 19%, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 4-5%) và tăng cao, ổn định ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2021 cơ bản kiểm soát tốt, đạt 332,25 tỉ USD, tăng 26,5% so với năm 2020. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với thặng dư khoảng 4 tỉ USD, góp phần tác động tích cực cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

    Đợt COVID-19 lần thứ 4 bùng phát với tốc độ lây lan chưa từng có tại nhiều địa phương trong cả nước, gây ra nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa tiêu dùng trong nước. Mặc dù vậy, Việt Nam đã cơ bản đảm bảo được cân đối cung cầu, đặc biệt là cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong vùng dịch… Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt trên 3.950 nghìn tỉ đồng, chiếm 82,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thương mại điện tử đạt 13,7 tỉ USD, tăng 16% so với cùng kỳ và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng về thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á…

    Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm bản lề, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025. Qua đó, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, Bộ Công thương cần tập trung chỉ đạo, lãnh đạo quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế Việt Nam. Tập trung tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ở các ngành nghề, lĩnh vực, nhất là lĩnh vực giày da, dệt may, dầu khí… Ngành Công thương cần bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để chủ động đánh giá các tác động đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhằm kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp. Tổ chức khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành với các tỉnh biên giới trong việc triển khai các phương án nâng cao hiệu quả và điều tiết tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, nhằm nâng cao sản lượng xuất khẩu hàng hóa qua thị trường Trung Quốc. Tiếp tục phát triển thương mại nội địa, phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử với thương mại truyền thống… nhằm khai thác hiệu quả thị trường trong nước…

H. LAN



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 53
  • Hôm nay: 7974
  • Trong tuần: 78,681
  • Tất cả: 11,802,001